Nguyên nhân và giải pháp chống thấm dột trần nhà triệt để

chống thấm dột trần nhà bằng sơn chống thấm

Bài viết cùng chủ đề:

Vào mùa mưa, trần nhà lại xuất hiện những vết loang lổ, bong tróc, nứt nẻ mang đến những phiền toái, khó chịu và mối nguy hiểm tiềm ẩn về sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Để giải quyết tận gốc vấn đề này, Vua Gia Dụng sẽ giới thiệu đến bạn một số phương pháp chống thấm dột trần nhà đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất

Nguyên nhân gây thấm dột trần nhà

Thấm dột do công trình cũ lâu năm

  • Các ngôi nhà cũ ở lâu năm sẽ bị xuống cấp và có hiện tượng nứt trần. Khi đó, nước mưa sẽ tranh thủ thấm qua và gây dột  cho ngôi nhà của bạn. Lúc này nếu không có 1 biện pháp chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả thì chắc chắn, ngôi nhà của bạn không lâu sẽ xuống cấp trầm trọng.
  • Sự xuống cấp của nền xi măng trong sàn bê tông hoặc do đường ống nước xuống cấp, do công trình trước đó trong thời gian thi công xây dựng không được thực hiện các giải pháp thi thông chống thấm đúng cách và khoa học.

Kỹ thuật thi công không đảm bảo

  • Kỹ thuật thi công ẩu, không đảm bảo chất lượng, kết cấu thép lún, theo đan sàn bê tông không đạt yêu cầu khiến nước ngấm qua dễ dàng.
  • Thấm dột qua các khe nối giữa trần cũ và trần đổ mới
  • Trần nhà bị rò rỉ, nấm mốc, rạn nứt trần xảy ra khi nước thấm xuống từ đường ống, nhà vệ sinh tầng trên xuống trần nhà của bạn thông qua sàn bê tông.

Hậu quả khi trần nhà bị thấm dột

1. Ngôi nhà bị xuống cấp nhanh chóng

ngôi nhà bị xuống cấp nhanh chóng

Trần nhà bị thấm dột là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến chất lượng công trình bị xuống cấp một cách nhanh chóng. Các vết bong tróc, nứt của bê tông là dấu hiệu cảnh báo công trình nhà bạn đang xuống cấp và ẩn chứa các nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm khó lường.

Do đó, ngay khi bắt đầu thấy hiện tượng thấm, bạn cần thực hiện các biện pháp khắc phục, tránh để lâu ngày khiến chúng loang ra những chỗ khác.

2. Làm mất tính thẩm mỹ của toàn bộ ngôi nhà

Đây là một trong những hậu quả đầu tiên mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khi hiện tượng thấm dột xảy ra. Vết rạn nứt bê tông, vết ố vàng thậm chí là rêu mốc sẽ khiến công trình mất đi tính mỹ quan.

Chỉ sau một vài trận mưa hoặc khi hệ thống dẫn nước bị rò rỉ, từng mảng thấm sẽ lan dần, màu sơn dần bị phai, bong tróc xảy ra, vẻ đẹp thẩm mỹ của ngôi nhà bạn cũng bị mất đi.

3. Nguy cơ tiềm ẩn việc cháy nổ mất an toàn

Tình trạng ẩm ướt chân tường, trần nhà không chỉ sinh ra nấm mốc gây hại mà còn mang theo mối nguy hiểm chết người. Những ổ điện hay thiết bị điện âm tường vốn được xem là an toàn, tuy nhiên khi bị ngấm nước lâu ngày sẽ dẫn đến hư hỏng, làm giảm độ bền của các vật dụng điện tử trong nhà: tivi, tủ lạnh, máy giặt…

Thậm chí, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sự cố cháy nổ, chạm mạch, điện giật,…. 

cháy nổ chập điện ngôi nhà

4. Môi trường ẩm mốc sẽ gây hại đến sức khỏe

Môi trường ẩm ướt lâu ngày, đặc biệt là những nơi hiếm khí như chân tường, vách tường là điều kiện thuận lợi để nấm mốc sinh sôi. 

Các vết mốc đen, xanh là nơi chứa hàng trăm loại vi khuẩn mà khi hít phải sẽ dẫn đến các bệnh về hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, nấm da… Những bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với người già và trẻ nhỏ. Vì những hậu quả nghiêm trọng trên mà cần có những phương pháp chống thấm triệt để cho tường nhà bạn.

nấm mốc do tường thấm ảnh hưởng tới sức khỏe

Tại sao phải chống thấm dột trần nhà

Theo thống kê mức độ thiệt hại của các công trình xây dựng trên toàn cầu thì chi phí chống thấm chỉ mất khoảng 2-5% trên tổng chi phí xây dựng, nhưng nếu công trình không được thực hiện đúng quy trình chống thấm thì sau một thời gian sử dụng, nếu vấn đề thấm nước xảy ra thì chi phí sửa chữa có thể chiếm tới 10%, thậm trí tới 20% chi phí xây dựng

Như vậy, nếu bạn xây ngôi nhà vào khoảng 1 tỷ đồng, thì chi phí dành cho chống thấm theo quy trình chỉ khoảng 20-50 triệu đồng, nếu không thực hiện đúng quy trình thì tiền sửa chữa có thể lên tới 100-200 triệu đồng.

QUY TRÌNH THI CÔNG CHỐNG THẤM TRẦN NHÀ BÊ TÔNG

  • Dù là loại vật liệu nào, thì cũng có 1 cách thi công chung cho những công trình đó. Cụ thể như: chống thấm bề mặt bê tông, đục bỏ những phần bê tông thừa để tạo mặt phẳng
  • Với những khe nứt bê tông, cần phải được đục hình chữ V, độ sâu tối thiểu 12mm
  • Sau đó vá bằng các vật liệu chống thấm để độ đàn hồi được cao hơn.
  • Dùng máy tạo độ phẳng cho bề mặt công trình, vệ sinh bằng chổi sắt sạch sẽ lớp bụi bẩn mục đích để tăng độ bám cho những vật liệu dạng màn hoặc phun, quét.
  • Sau khi những vết trám vá đã khô, ta tiến hành thi công chống thấm.
  • Bề mặt vữa xi măng, bê tông phải đủ mác, không bong tróc. Loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa ximăng đã bị phong hóa. Đối với tường mới cần để kết cấu vữa xi măng ổn định (tối thiểu 12 ngày), đối với sàn (tối thiểu 21 ngày).

5 cách chống thấm trần nhà bê tông triệt để, dễ dàng và tiết kiệm

1/ Chống thấm dột trần nhà bằng băng keo chống thấm nhật bản bosui

Được mệnh danh là ông vua xử lý các vấn đề về dột mái tôn, thấm tường, thấm trần nhà vì vậy, Chỉ cần 1 cuộn keo là có thể xử lý triệt để 100% việc mái tôn bị thấm dột do nhiều nguyên nhân.

            Băng keo chống thấm Nhật Bản Bosui với khả năng chịu nhiệt và cách nhiệt lên tới 120 độ C, lớp keo siêu dày không bong tróc, chống thấm dột hiệu quả, được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản cực kỳ dẻo dai và chắc chắn, dễ dàng thi công trên mọi bề mặt như ống nước, góc tường, bệ cửa sổ,… chắc chắn có thể giúp bạn bảo vệ công trình trước tình trạng thấm dột đấy.

Bước 1: Bạn chỉ cần vệ sinh sạch bề mặt thi công, làm phẳng mịn và khô ráo, đồng thời xác định độ dài vết nứt, vết thủng cần xử lý.

Bước 2: Định hình cách dán, và cắt băng dính theo độ dài đã xác định,

Bước 3: Dán băng keo lên bề mặt thi công và miết chặt để keo bám dính chặt vào

Ưu điểm: Dễ dàng thi công, không tốn nhiều công sức, không cần thuê thợ chống thấm chuyên nghiệp. Tiết kiệm nhiều loại chi phí. An toàn tuyệt đối, độ bền lên tới 10 năm

Nhược điểm: Chỉ chống thấm tường phía ngoài, tường nhà không tiếp giáp với nhà khác. Cần không gian để dán băng keo. Những vị trí tường nhà nứt bị ẩm thấp, khó vệ sinh thì không sử dụng được băng keo chống thấm.

Mua băng keo chống thấm: Tại đây

2/ Chống thấm dột trần nhà bằng bình xịt chống thấm nhật bản

Bình xịt chống thấm Nhật Bản Toki là một dung dịch lỏng được làm từ mủ cao su non, bổ sung thêm Ion- Bạc và chất phụ gia theo một công thức độc quyền của nhà sản xuất đến từ Nhật Bản.

Bạn làm sạch bề mặt cần thi công như cách 1, xịt 3 lần mỗi lần cách nhau 5 phút để tăng độ bám dính và tạo màng cao su non lên trên vết nứt mái tôn.

Sản phẩm nên dùng ở những vết nứt nhỏ dưới 3mm, vị trí vết nứt nằm ở góc khó thi công.

Ưu điểm: Dễ dàng thi công, không tốn nhiều công sức, không cần thuê thợ chống thấm chuyên nghiệp. Tiết kiệm nhiều chi phí. An toàn tuyệt đối, độ bên lên tới 10 năm

Nhược điểm: Chỉ xử lý được các vết nứt nhỏ dưới 3mm.

Mua bình xịt chống thấm: Tại đây

3/ Chống thấm dột trần nhà bằng nhựa đường

chong-tham-tran-nha-bang-nhua-duong

Quy trình thi công chống thấm trần nhà bằng nhựa đường

  • Bước 1:  Làm sạch trần nhà sàn, bóc hết vảy lớp ngoài trước khi tiến hành chống thấm trần
  • Bước 2: Quét 1 lớp lót Asphalt primer lên mặt sàn sau khi vệ sinh để hiệu quả chống thấm tốt hơn.
  • Bước 3: Đun chảy nhựa đường và bít lại những chỗ bị thấm và quét một lớp lên quanh trần nhà để đảm bảo chống thấm tuyệt đối. Dùng bay miết mạnh để làm phẳng bề mặt mà loại bỏ các túi khí rỗng bên dưới.
  • Bước 4: Dùng nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm sau khi hoàn thiện toàn bộ bề mặt trần nhà.
  • Bước 5:  Phủ 1 lớp vữa xi măng M75 dày khoảng 3cm lên phía trên để đảm bảo chống thấm tuyệt đối. Tạo độ dốc cho nước hướng chảy xuống phía ống thoát dẫn.
  • Bước 6: Tiến hành bàn giao công trình cho khách hàng nghiệm thu

Ưu điểm:

  • Chống thấm nhà bằng nhựa đường có khả năng bám dính, đàn hồi tốt, tính dẻo dai cao, chịu được áp lực của nước, an toàn, không độc hại

Nhược điểm:

  • Cần thuê thợ chống thấm chuyên nghiệp, tốn chi phí, công sức

4/ Chống thấm dột trần nhà bằng sơn chống thấm

chống thấm dột trần nhà bằng sơn chống thấm

Về bản chất, là sơn phủ bề mặt với chức năng thiên về mặt thẩm mỹ nhiều hơn và có thêm tính năng ngăn ngừa thấm nước nhờ vào lớp màng mỏng, theo thời gian dễ bị lão hóa bởi tia UV, dễ bong tróc hoặc dễ dàng bị tác động ngoại lực làm rách lớp màng này khi đó sự thấm sẽ xảy ra tức thì. Mặc dù vẫn có chức năng ngăn sự thẩm thấu vào các bề mặt thi công nhưng nó không thể thay thế cho chất chống thấm được.

Chuẩn bị

  • Bề mặt vữa xi măng, bê tông phải đủ mác, không bong tróc. Loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa ximăng đã bị phong hóa. Đối với tường mới cần để kết cấu vữa xi măng ổn định (tối thiểu 12 ngày), đối với sàn (tối thiểu 21 ngày).

5/ Chống thấm dột trần nhà bằng sika

chống thấm dột trần nhà bằng sika

Quy trình chống thấm trần nhà bằng sika

  • Bước 1: Đổ Sika Latex và vữa vào các rãnh, khe nứt, lỗ hổng đã đục ra trên trần nhà.
  • Bước 2:  Phủ 1 lớp phụ gia chống thấm trên trần
  • Bước 3: Quét thêm tối thiểu 2 lớp hóa chất chống thấm. Thời gian cách nhau 3 – 5 tiếng tùy điều kiện thời tiết khô nhanh hay chậm.
  • Bước 4: Thử nước trần nhà sau khi xử lý xong và kiểm tra chắc chắn trước khi hoàn thiện.

Ưu điểm:

  • Các sản phẩm chống thấm Sika đều chủ yếu thi công ở dạng lỏng
  • Khả năng thẩm thấu tạo tinh thể, hình thành lớp màng bảo vệ chống nước cực tốt.
  • Dễ dàng trong thi công, không đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp.
  • Hiệu quả thi công triệt để cho nhiều công trình.
  • An toàn, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
  • Không kén bề mặt thi công.
  • Ứng dụng rộng rãi: chống thấm trần nhà, tường nhà, sàn mái, tầng hầm

Bài viết trên đây nói về nguyên nhân và 5 cách chống thấm dột trần nhà hiệu quả.

Quý khách hàng có thể tham khảo những mẫu sản phẩm có tác dụng chống thấm đang bán chạy tại Vuagiadung

-15%
169.000
-47%
159.000
-25%

Băng keo chống thấm

BĂNG KEO CHỐNG THẤM SOTUN

149.000
-50%
199.000

Bài viết cùng chủ đề:

Xem thêm:

Vua Gia Dụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.