Tìm hiểu về chỉ số TDS và máy đo nước tinh khiết

Bài viết cùng chủ đề:

Máy đo độ tinh khiết của nước (TDS) là dụng cụ được sử dụng để kiểm tra hiệu suất của bộ lọc nước của bạn. Xác nhận nguồn nước uống của bạn có ở mức an toàn hay không từ đó điều chỉnh được bộ lọc sao cho phù hợp. Một trong những chỉ số phổ biến nhất để xác định độ tinh khiết của nước là TDS, dưới đây là thông tin về máy đo nước tinh khiết và 4 sự thật về chỉ số TDS mà bạn cần biết. Hãy cùng theo dõi hết bài viết này nhé!

Máy đo nước tinh khiết là gì?

Máy đo nước tinh khiết hay còn gọi là bút thử TDS (Total Dissolved Solids – Tổng chất rắn hòa tan) dùng để kiểm tra độ tinh khiết của nước làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch của nguồn nước. Từ đó giúp cho người sử dụng biết được chất lượng nước mình đang dùng một cách cơ bản. Với bút thử nước, người dùng có thể kiểm tra nồng độ chất rắn hòa tan, mức độ thẩm thấu, tầm ảnh hưởng của nguồn nước tới sức khỏe.

4 sự thật về chỉ số nước sạch TDS

Tổng chất rắn hòa tan có trong nước là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh đối với cơ thể con người. Chỉ số TDS biểu thị hàm lượng chất rắn hòa tan có trong nước, từ đó, người tiêu dùng có thể thấy được và đưa ra những biện pháp xử lý. Tuy nhiên rất nhiều người còn có suy nghĩ sai lệch về chỉ số này, dưới đây là 4 quan niệm thường gặp nhất.

1. Chỉ số nước sạch TDS bao nhiêu thì uống được?

chỉ số tds trong nước bao nhiêu thì uống được

Chỉ số TDS phản ánh chất lượng nguồn nước uống gia đình bạn sử dụng. Vậy, chỉ số TDS bao nhiêu là tốt? Chỉ số nước TDS bao nhiêu thì uống được?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng nhiều quốc gia trên toàn thế giới đặt mức giới hạn chấp nhận TDS có trong nước uống là 500mg/L. Nếu như nguồn nước mà có chỉ số tổng chất rắn hoà tan lớn hơn so với con số trên thì có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và đồng thời làm giảm sự ngon miệng.

Tuy nhiên tổng chất rắn hòa tan có thể làm ảnh hưởng tới mùi vị cùng hương vị tự nhiên của nước. Chính vì vậy chỉ số TDS lý tưởng nhất của nước là vào khoảng từ 0-50mg/L. Chỉ số TDS càng lớn thì đồng nghĩa với việc lượng chất rắn hòa tan có trong nước càng nhiều.

Bởi vì hàm lượng chất rắn có trong nước tồn tại chất rắn có lợi và có hại, tỉ lệ TDS càng cao khiến cho tỉ lệ chất rắn có hại cũng tăng theo.

2. Hiểu đúng về dụng cụ kiểm tra chỉ số TDS

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều dòng thiết bị kiểm tra chỉ số TDS của nước khác nhau. Với thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi như một chiếc bút, các thiết bị kiểm tra nước TDS hay bút thử nước TDS có thể cho biết giá trị TDS của tất cả các loại nước uống bạn sử dụng: nước lọc từ máy, nước đóng chai, nước máy, nước ăn, nước giếng.

cách sử dụng bút thử nước fusaka

Thiết bị kiểm tra nước TDS tuy nhỏ gọn và cho biết giá trị TDS nhanh chóng. Nhưng sự  thật là chỉ dựa vào chỉ số đo TDS trên thiết bị này ta không thể hoàn toàn khẳng định về chất lượng nguồn nước bạn sử dụng.

bút thử nước sạch fusaka nhỏ gọn

Có rất nhiều thương hiệu nước đóng chai có nồng độ chất rắn hòa tan, giá trị TDS khá cao nhưng không phải độc hại, mà do nước này mang nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể. Nguồn nước đóng chai tinh khiết chất lượng được kiểm định có thể an tâm sử dụng.

Theo như một nghiên cứu đo được thì chỉ số TDS của nước máy là 65 ppm, đối với nước giếng là 225 ppm và nước từ máy lọc nước RO là 6 ppm. Vì vậy, để đảm bảo sử dụng được nguồn nước lý tưởng nhất, không gây hại cho sức khỏe thì bạn nên sử dụng nguồn nước sạch đã được lọc qua máy lọc nước.

3. Cách đo chỉ số TDS có trong nước

Việc sử dụng bút thử nước TDS cũng vô cùng đơn giản. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là các thao tác nhanh gọn, ấn giữ công tắc, nhúng bút vào cốc nước muốn thử. Sau đó đọc kết quả chỉ số TDS trên màn hình hiển thị.

Dưới đây là hướng dẫn 4 bước cơ bản để sử dụng bút thử TDS

  • Bước 1: Khởi động bút thử bằng cách ấn nút ON trên thiết bị
  • Bước 2: Nhúng đầu điện cực vào trong cốc nước cần kiểm tra, khuấy nhẹ
  • Bước 3: Sau khi nhúng vào nước, bạn sẽ thấy chỉ số hiển thị trên sản phẩm nhảy dần đến khi ổn định. Khi chỉ số này dừng lại đó chính là chỉ số TDS của nguồn nước mà bạn muốn kiểm tra
  • Bước 4: Lau khô bút thử và đậy nắp điện cực của bút lại như ban đầu.
  • Bước 5: Đối chiếu kết quả TDS với bảng kết quả chất lượng nước sau:

Tham khảo: Chỉ số nước sạch là bao nhiêu 

4. Sự thật về cách kiểm tra và xử lý chỉ số TDS đúng cách

Việc đo chỉ số TDS trong nước giúp cho người sử dụng có thể biết chắc chắn được liệu nguồn nước mà bạn đang uống có phải là nước tinh khiết hay không. Nếu như nguồn nước bạn đang sử dụng có chỉ số TDS vượt quá mức cho phép thì việc cần làm là thực hiện các biện pháp và cách giảm chỉ số TDS trong nước.

Hàm lượng TDS cao sẽ làm biến đổi hương vị, mùi vị của thức ăn, không giống như mong muốn của người sử dụng. Việc kiểm tra chỉ số TDS đầu vào giúp đảm bảo hiệu suất làm việc của máy lọc nước được hoạt động tốt nhất, tùy vào chất lượng nguồn nước mà sẽ có thời gian thay lõi lọc hợp lý.

Hiện nay, có khá nhiều cách giảm TDS trong nước như sử dụng phương pháp chưng cất, phương pháp khử ion và phương pháp thẩm thấu ngược RO. Đây là 3 phương pháp có thể coi là phổ biến và được dùng nhiều nhất hiện nay.

Những tính năng thông minh của máy đo nước tinh khiết

Chị Lê Thanh Vân, nhân viên tư vấn của cửa hàng chuyên bán máy lọc nước ở Hà Nội cho biết khi thử nước, người dùng chỉ cần nhấn nút on/off một lần rồi nhúng đầu bút thử có điện cực vào cốc nước, chú ý không cắm quá 4 cm. Những loại máy đo nước chất lượng sẽ cho ra kết quả chỉ vài giây, còn đối với những loại chất lượng trung bình kèm thì phải chờ từ 1 đến 2 phút để bút tự động cập nhật thông số của nước được hiện trên màn hình LED của bút.

Ở một số dòng máy đo nước tinh khiết còn có chức năng tự động tắt sau hai phút không sử dụng, ví dụ bút thử nước sạch Fusaka Nhật Bản giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ và kéo dài thời gian sử dụng pin. 

Bút thử nước fusaka tự động tắt sau 2 phút

Để đảm bảo độ bền cho máy đo nước tinh khiết, bạn nên lau khô sau đầu điện cực sau khi dùng, đóng lắp máy lại và cất giữ ở nơi thoáng mát. Lưu ý không được sử dụng bút thử để kiểm tra khi nước còn quá nóng vì nhiệt độ hoạt động của bút hầu như chỉ 0-80 độ C và tốt nhất là nhiệt độ thường.

TDS bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định, thường được biểu thị bằng hàm số mg/L hoặc ppm. Khi đo, nếu chỉ số TDS càng nhỏ thì nước càng sạch. TDS không được vượt quá 500 ppm đối với nước tinh khiết và vượt quá 1.000 ppm đối với nước sinh hoạt.

Cách đọc chỉ số trên máy đo nước tinh khiết

Đối với nước không bổ sung khoáng, bạn có thể tham khảo bảng chỉ số chất lượng nước dưới đây:

Bảng chỉ số chất lượng nước

  • 0-50 ppm: Nước có độ tinh khiết cao, uống trực tiếp được.
  • 50-100 ppm: Độ tinh khiết cao tương đối, có thể dùng làm nước ăn.
  • 100-300 ppm: Độ tinh khiết thấp, chỉ dùng cho sinh hoạt hàng ngày
  • 300-600 ppm: Nước có khả năng đóng cặn.
  • 600-1.000 ppm: Mùi vị không tốt.
  • Trên 1.000 ppm: Không uống được, ô nhiễm nặng.

Theo kỹ sư hóa học Nguyễn Thanh Nhàn, bút thử nước TDS là một thiết bị kiểm tra các chất rắn hòa tan có trong nước nhưng không thể hiện được chất lượng nước này thế nào, có độc hay không. Vì thế, người sử dụng cần xác định chính xác tính chất nguồn nước mình đang sử dụng. 

“Mọi người có thể mang mẫu nước đến các trung tâm, cơ sở thí nghiệm uy tín để kiểm tra. Dựa vào kết quả tính chất nguồn nước để lựa chọn phương án xử lý thích hợp. Người tiêu dùng khi mua các thiết bị dạng này cần tìm hiểu rõ về tác dụng cũng như khả năng hoạt động đối với các chỉ số nước có hiệu quả không”, bà Nhàn khuyến cáo.

Máy đo nước tinh khiết có giá giao động từ 200.000 đến 700.000 đồng/bút tùy vào mẫu mã và xuất xứ, bạn nên chọn mua loại có nguồn gốc rõ ràng và đơn vị bảo hành uy tín, tránh tình trạng mua loại rẻ kém chất lượng.

-15%
169.000
-45%
249.000

Bài viết cùng chủ đề:

Xem thêm:

Vua Gia Dụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.