Thấm dột là vấn đề nan giải đối với các công trình xây dựng, đặc biệt trong mùa mưa bão. Tình trạng phổ biến dễ bắt gặp nhất đó chính là trần bê tông bị nứt. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách thi công chống thấm trần nhà bị nứt bằng giải pháp hoàn hảo nhất hiện nay – băng keo chống thấm.
Nguyên nhân gì khiến trần bê tông bị nứt?
Hàng năm cứ tới mùa mưa là lượng khách hàng có nhu cầu xử lý trần bê tông bị nứt gây thấm dột tăng mạnh. Vậy lý do vì đâu mà trần bê tông bị nứt?
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới trần nhà bị nứt, sau đây chúng tôi xin tổng hợp một số nguyên nhân sau:
1. Nứt do cốt thép công trình không đảm bảo
Cốt thép xây dựng nền bê tông bị ướt hoặc tiếp xúc với Oxy sẽ bị rỉ sét, sau đó mở rộng. Thanh cốt thép sẽ bị biến dạng dần dần đẩy bê tông ra và gây ra tình trạng nứt. Dưới đây là một số biện pháp xử lý cốt thép để phòng tránh ảnh hưởng đến mặt sàn bị nứt:
- Các thanh thép nên được bố trí cần đối, gần với 2 mặt bên và đáy của dầm hoặc sàn
- Không đặt vào khối cốt thép các thanh thép đường kính lớn,
- Nối buộc cẩn thận, chắc chắn
- Lắp đặt cốt thép hợp lý tránh để võng sàn, thép ít, đặt quá thưa hay quá rộng
- Cần có một lớp bê tông bảo vệ
- Cốt thép sàn nên được nắn thẳng trước khi đặt, tránh việc biến dạng sàn, nền thi công
2. Chất lượng bê tông thi công không đạt chuẩn
Các thành phần cấu tạo lên bê tông không đạt tiêu chuẩn sẽ dễ gây ảnh hưởng tới chất lượng mặt sàn. Hoặc quá trình thi công bị đứt quãng, lần đổ bê tông sau khác với lần trước cũng gây ra các tình trạng nứt nẻ. Để phòng tránh việc mặt sàn bị nứt do bê tông bạn có thể tham khảo một vài mẹo sau:
- Không sử dụng các chất phụ gia trộn vào bê tông: việc dùng hóa chất dễ ảnh hưởng đến chất lượng mặt sàn thi công
- Đầm đều và đảm bảo các vị trí khi đổ bê tông
- Tỷ lệ cốt liệu chính xác
- Đổ đều bề tông vào các vị trí
- Tránh để mất nước của xi măng
3. Do lỗi kết cấu quá tải
Trong quá trình thi công rất dễ mắc phải lỗi kết cấu quá tải. Nguyên nhân gây ra điều này là trước quá trình thi công các kỹ sư có sự nhầm lẫn trong quá trình định hướng kết cấu dẫn đến quá trình thi công gặp khó khăn và gặp phải sai sót trong quá trình thi công.
Với công trình thiết kế xây dựng dù chỉ là sai sót nhỏ nhất trong kết cấu cũng gây ra những nguy hại đến thiết kế nhà bạn.
Nhiều người thợ tự tiến hành tính toán kết cấu trọng tải cho ngôi nhà theo cảm tính. Từ đó dẫn đến tình trạng trọng tải ngôi nhà không phù hợp để lâu dài sẽ bị nứt trần và ảnh hưởng cả ngôi nhà.
4. Nứt trần bê tông do nền móng bị sụt
Khi nền móng công trình bị lún thì sẽ xuất hiện sự thay đổi về kết cấu. Khoảng cách giữa các cột nhà không đều. Từ đó dẫn tới hiện tượng nứt sàn, nứt tường. Đây có thể là hệ quả của việc khi thi công đơn vị thi công lu lèn nền đất chưa đủ độ chặt.
Cũng có nguyên nhân khách quan dẫn tới tình trạng bị lún của công trình là do địa chất khu vực xây dựng. Đây là sự cố không thể tránh khỏi. Khi xảy ra hiện tượng này thì đơn vị thi công cũng như chủ đầu tư cần có phương án di dời, thay đổi địa điểm tới nơi khác.
5. Trần nhà bị nứt do yếu tố bên ngoài
Đây là một hiện tượng xảy ra rất phổ biến tại Việt Nam. Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ chênh lệch giữa các mùa thường rất cao. Đặc biệt là thời tiết vào mùa hè của chúng ta rất khắc nghiệt. Nắng với nhiệt độ cao sẽ làm cho sàn nở ra, nhưng khi mưa xuống rất nhanh khiến cho mặt sàn co lại. Điều này rất dễ ảnh hưởng đến kết cấu, khiến cho chúng bị biến dạng, gây nứt, xuống cấp công trình nhanh.
Tại sao nên sử dụng băng keo chống thấm Nhật Bản để xử lý trần bê tông bị nứt?
Thông thường, trần bê tông hay tường bị nứt thường phải cần đến thợ thi công chuyên nghiệp, điều này gây tốn kém chi phí rất nhiều mà đôi khi vẫn không xử lý triệt để được tình trạng thấm dột. Từ bây giờ chỉ với 1 cuộn keo chống thấm bạn đã có thể xử lý các vết nứt này ngay tại nhà.
Băng keo siêu dính Nhật Bản là sản phẩm chống thấm trần bê tông tốt nhất hiện nay, lớp keo trắng dày 1,5mm được chiết xuất từ mủ cao su non đem lại khả năng bám dính cực chắc ngay sau khi dán lên bề mặt thi công. Từ đó, ngăn nước cũng như nhiều chất khác thấm vào.
- Keo chống nước chính hãng bám dính siêu chắc, không thể bong tróc theo thời gian ngay từ lần dán đầu tiên
- Tuổi thọ cao, ít nhất là 10 năm
- Khả năng cách nhiệt lên tới 120 độ C, thoải mái sử dụng ngoài trời trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất
- Băng dính chống thấm có khả năng bám dính trên mọi bề mặt từ bê tông, nhựa, gỗ, inox hay các bề mặt mềm khó dán đều được.
Hướng dẫn chống thấm trần bê tông bị nứt bằng băng keo chống thấm Nhật Bản
Bước 1: Làm sạch bề mặt thi công
Đối với những vị trí vết nứt, bạn cần sử dụng miếng giấy nhám chà để làm sạch bề mặt hoặc để đảm bảo hơn bạn cần sử dụng công cụ đục tỉa các vết nứt có độ rộng tương đương với độ sâu từ 1–3 cm.
Đây là bước quan trọng nhất quyết định hiệu quả chống thấm, vậy nên hãy làm thật kỹ.
Bước 2: Tiến hành thi công
Đo khoảng cách, chiều dài vết nứt của trần nhà, khi đó bạn sẽ định hình được chiều dài miếng dán băng keo cần phải cắt. Lúc này đây bạn tháo gỡ phần lớp giấy bao bảo vệ băng keo rồi đặt nó lên vết nứt.
Sau đó sử dụng các vật dụng để miết, ép cho keo bám chắc trên bề mặt bê tông. Bạn nên nhớ khi băng dính chống thấm đã ăn sau vào bề mặt sàn bê tông thì bạn sẽ không thể nào tháo gỡ ra.
Bước 3: Trám lại bề mặt
Ở bước cuối cùng bạn cần trọng một ít vữa xi măng để trám và làm bằng bề mặt, yếu tố này giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình. Tuy nhiên nếu dán ở những nơi không thấy được như trần nhà thì bạn có thể bỏ qua bước này.
Những lưu ý khi thi công chống thấm trần bê tông
Mặc dù phương pháp sử dụng băng keo chống thấm để xử lý các vết nứt trần cực kì đơn giản, tuy nhiên trong quá trình thi công bạn cần lưu ý những điều sau để đạt hiệu quả tối đa:
- Đối với thi công trần bê tông bị nứt, nên sử dụng băng keo chống thấm bản rộng ít nhất 10cm vì nếu dùng 5cm những vết nứt lớn rất khó để bịt kín. Lời khuyên là nên lựa chọn băng keo chống thấm Nhật Bản để đạt hiệu quả cao, những loại keo của Trung Quốc giá rẻ tuy nhiên độ bám kém và tuổi thọ chỉ được một vài tháng
- Nên thi công những hôm trời nắng ráo. Vệ sinh thật kĩ bề mặt thi công, càng phẳng càng khô ráo và sạch sẽ càng tốt. Nếu có thể hãy sử dụng máy mài để làm phẳng mịn bề mặt, dùng máy khò để làm khô bề mặt nếu có ẩm ướt để keo mới bám chắc tối đa
- Sau khi dán keo xong, trong quá trình miết bề mặt keo không nên miết quá mạnh. Hãy dùng một lực vừa đủ để miết đều keo trong khoảng 1-2 phút là xong, tránh tình trạng chà quá mạnh làm rách lớp bạc bảo vệ keo.
Trên đây là hướng dẫn xử lý trần bê tông bị nứt bằng băng keo chống thấm, hi vọng bài viết hữu ích cho bạn.
Xem thêm: Băng keo chống thấm là gì